Fe2O3 + CO = Fe + CO2 – Trình cân bằng phản ứng hoá học sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung bài viết sau đây.
Cân bằng phản ứng hóa học
Trong phản ứng hóa học, cân bằng hóa học là trạng thái mà cả chất phản ứng và sản phẩm đều có nồng độ không có xu hướng thay đổi theo thời gian, do đó không có sự thay đổi có thể quan sát được về tính chất của hệ thống. Wikipedia
Fe2O3 + CO = Fe + CO2
Cân bằng phản ứng hóa học: Fe2O3 +3CO → 2Fe + 3CO2
Chất oxi hóa: Fe2O3, chất khử: CO
Quá trình oxi hóa: C+2→C+4+2e
Quá trình khử: Fe+3+3e→Fe0
Có thể bạn chưa biết : Công suất được tính bằng đơn vị nào? | Chất điện li yếu 2023 | Cơ năng là đại lượng | Phụ Kiện Vách Ngăn Vệ Sinh – 1 Số kinh nghiệm lựa chọn phụ kiện
Một số phương pháp cân bằng phản ứng hóa học
- Cách 1: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học theo nguyên tử nguyên tố
- Cách 2: Cân bằng PTHH bằng phương pháp chẵn – lẻ
- Cách 3: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học dựa trên nguyên tố chung nhất
- Cách 4: Phương pháp cân bằng PTHH theo nguyên tố tiêu biểu
- Cách 5: Phương pháp cân bằng PTHH dựa vào phản ứng cháy của chất hữu cơ
- Cách 6: Phương pháp cân bằng PTHH dựa vào phản ứng cháy của hợp chất chứa O
- Cách 7: Phương pháp cân bằng PTHH dựa vào bản chất hóa học của phản ứng
- Cách 8: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học theo trình tự kim loại – phi kim
- Cách 9: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học bằng hóa trị tác dụng
- Cách 10: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học bằng hệ số phân số
- Cách 11: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học bằng đại số
- Cách 12: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học bằng cân bằng electron
- Cách 13: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học bằng cân bằng ion – electron
Phương pháp nguyên tử nguyên tố
Phương pháp này khá đơn giản. Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí (H2, O2, C12, N2…) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 –> P2O5
Ta viết: P + O –> P2O5
Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:
2P + 5O –> P2O5
Nhưng phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử. Do đó nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.
Do đó ta có: 4P + 5O2 –> 2P2O5
Phương pháp hóa trị tác dụng
Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH.
Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau:
+ Xác định hóa trị tác dụng:
II – I III – II II-II III – I
BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> BaSO4 + FeCl3
Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là:
II – I – III – II – II – II – III – I
Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng:
BSCNN(1, 2, 3) = 6
+ Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:
6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6
Thay vào phản ứng:
3BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> 3BaSO4 + 2FeCl3
Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ hóa trị của các nguyên tố thường gặp.
Phương pháp dùng hệ số phân số
Đặt các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng, không phân biệt số nguyên hay phân số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. Sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ số.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 –> P2O5
+ Đặt hệ số để cân bằng: 2P + 5/2O2 –> P2O5
+ Nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số. Ỏ đây ta nhân 2.
2.2P + 2.5/2O2 –> 2P2O5
hay 4P + 5O2 –> 2P2O5
Phương pháp “chẵn – lẻ”
Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái bằng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử của nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn. Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử của nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng FeS2 + O2 –> Fe2O3 + SO2
Ở vế trái số nguyên tử O2 là chẵn với bất kỳ hệ số nào. Ở vế phải, trong SO2 oxi là chẵn nhưng trong Fe2O3 oxi là lẻ nên phải nhân đôi. Từ đó cân bằng tiếp các hệ số còn lại.
2Fe2O3 –> 4FeS2 –> 8SO2 -> 11O2